Thành tựu và đánh giá Thu Cẩn

Thành tựu

Tượng sáp Thu Cẩn ngồi tại bàn ở quê nhà, tại Bảo tàng Thiệu Hưng.

Thu Cẩn là nữ liệt sĩ đầu tiên hy sinh cho cách mạng Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời của mình, bà đã đấu tranh cho việc giành quyền của phụ nữ, kháng Thanh, kháng phong kiến, cách mạng thành lập đất nước mới, kết hợp phong trào phụ nữ với phong trào cách mạng.[35] Thu Cẩn thích nghi với phong trào của thời đại, trở thành nhà cách mạng tiên phong của phụ nữ Trung Quốc hiện đại, một nhân vật lịch sử đại diện cho phụ nữ của cách mạng Trung Quốc hiện đại.

Thu Cẩn đi theo đường lối của Tôn Trung Sơn, cùng Đồng minh Hội mở màn các cuộc nổi dậy cách mạng. Năm 1907, bà hy sinh, gián tiếp góp phần thúc đẩy cao trào Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Thu Cẩn bằng vào chặng đường tiên phong, kêu gọi, đại diện cho những người phụ nữ đã khiến cho phụ nữ Trung Quốc được giải phóng mãnh liệt.

Thu Cẩn đại diện cho phụ nữ hiện đại. Bà theo đuổi học vấn cả văn hóa, lịch sử, âm nhạc hay cả võ thuật. Thu Cẩn nhiều lần giả trai để có thể tiếp cận sâu sắc xã hội, quyết định du học Nhật Bản để tìm kiếm con đường mới, học hỏi phương Tây mong muốn thay đổi đất nước.[36] Thu Cẩn thường mặc trang phục nam phương Tây, tập luyện võ thuật.[37]

Đánh giá

Thu Cẩn được ghi nhớ, tôn trọng bởi nhân dân Trung Quốc cho đến tận ngày nay. Các tác phẩm về Thu Cẩn đều thể hiện rằng hình tượng của Thu Cẩn là bất diệt. Thu Cẩn không chỉ được quý mến, kính trọng trong nước mà còn là quốc tế. Năm 2018, The New York Times đăng cáo phó Thu Cẩn, mệnh danh bà là nữ nhà thơ, nhà cách mạng dũng cảm, như là Jeanne d'Arc của Trung Quốc.[38]

Một số lời đánh giá về Thu Cẩn:

Đồng chí Thu Cẩn là nữ hiệp tốt nhất, một người anh hùng của phụ nữ.
— Lãnh tụ Tôn Trung Sơn, thăm viếng Thu Cẩn năm 1912.[39]
Thu Cẩn, một nhà cách mạng tư sản, giành quyền cho phụ nữ, người tiên phong cách mạng chống đế quốc và phong kiến. Đừng bao giờ bỏ quên những di sản vĩ đại mà bà đã để lại.
— Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện, Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.[40]
Liệt sĩ Thu Cẩn là người tiên phong trong giai đoạn đầu công cuộc trỗi dậy của đất nước Trung Quốc. Một mục đích cao cả. Bà đã đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy cả trước và sau khi chết, không chỉ giải phóng dân tộc, mà còn cho phong trào giải phóng phụ nữ.
— Quách Mạt Nhược, nhà xã hội học, nhà chính trị, viết lời tựa cho Sử tích Thu Cẩn.[41]
Văn thơ của Thu Cẩn, hãy xem Gió mùa Thu, mưa mùa Thu và nỗi buồn. Bà mang súng chằng trên lưng ngựa, Đông tiến Nhật Bản, chí hướng về cách mạng, một đời hào hiệp.
— Tống Khánh Linh, nhà cách mạng Trung Quốc hiện đại.[42]
Nữ hiệp Thu Cẩn
Kiên cường bất khuất
Anh dũng vì nghĩa
Mãi mãi bất hủ.
— Đặng Dĩnh Siêu, Chủ tịch Chính Hiệp thứ tư, nhà cách mạng Trung Quốc.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thu Cẩn http://news.cntv.cn/20110929/100027.shtml http://politics.people.com.cn/GB/8198/203099/20310... http://www.shaoxing.com.cn/news/content/2009-06/24... http://news.sina.com.cn/c/sd/2009-06-30/1229181234... http://hnrb.voc.com.cn/hnrb_epaper/html/2008-11/14... http://wfwb.wfnews.com.cn/content/20140114/Articel... http://newpaper.dahe.cn/jrab/html/2008-07/15/conte... http://www.zjww.gov.cn/unit/2006-02-21/50916096.sh... http://autumn-gem.com/ http://chinesepoetryinenglishverse.blogspot.com/20...